Kinh tế Việt Nam 2023 còn nhiều dư địa phục hồi và tăng trưởng
MacBook Air thế hệ mới được trang bị chip M4 hứa hẹn mang lại hiệu suất vượt trội và có thêm tùy chọn màu sắc "xanh da trời" mới đầy ấn tượng.Khi nói đến thiết kế, MacBook Air M4 vẫn giữ nguyên hai lựa chọn kích thước màn hình 13 inch và 15 inch, kết hợp các cổng kết nối quen thuộc: 2 cổng Thunderbolt và 1 cổng MagSafe ở bên trái, trong khi bên phải là jack cắm tai nghe. Nhìn chung, thiết kế tổng thể của sản phẩm vẫn giữ được sự thanh lịch và tinh tế mà người dùng yêu thích.Nói về Apple M4, đây là một con chip mang đến nhiều cải tiến đáng kể, bao gồm CPU 10 lõi và GPU lên đến 10 lõi, cho phép mở rộng bộ nhớ RAM lên đến 32 GB thay vì 24 GB như trên phiên bản M3. Apple đã trình diễn khả năng của MacBook Air M4 với RAM 32 GB trong các ứng dụng như Pixelmator và Markdown Bear, tất cả đều cho thấy sự cải thiện vượt trội trong khả năng xử lý máy học và trí tuệ nhân tạo (AI).Điểm nổi bật nhất là khả năng xử lý đồ họa của MacBook Air M4, với ứng dụng Blender cho phép tạo ra bản kết xuất 4K chỉ trong 18 giây, được Apple xác nhận nhanh hơn gấp 5 lần so với phiên bản M1. Đáng chú ý nhất liên quan đến giá bán khi Apple đã quyết định giảm giá khởi điểm cho MacBook Air M4. Cụ thể, phiên bản 13 inch sẽ có giá 999 USD, trong khi phiên bản 15 inch sẽ có giá 1.199 USD, giảm 100 USD so với các thế hệ trước. Tại Việt Nam, giá trên Apple Store Việt Nam lần lượt là 26,999 triệu đồng và 31,999 triệu đồng, rẻ hơn 1 triệu đồng so với MacBook Air M3 khi ra mắt vào năm ngoái. Đây được xem là động thái tích cực trong bối cảnh giá cả thiết bị công nghệ ngày càng tăng, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hơn với sản phẩm mới.MacBook Air M4 hiện đã có thể đặt hàng trước tại một số thị trường, với kế hoạch lên kệ từ ngày 12.3. Với những cải tiến vượt bậc về hiệu năng và thiết kế, sản phẩm này hứa hẹn sẽ tiếp tục là lựa chọn hàng đầu cho người dùng yêu thích sự tiện lợi và hiệu suất cao.Cùng với việc ra mắt MacBook Air M4, Apple cũng đã ngừng bán các biến thể M2 và M3 trên các cửa hàng trực tuyến của công ty, mặc dù người dùng vẫn có thể mua chúng từ các nhà bán lẻ. Được biết, Apple ra mắt MacBook Air M2 vào tháng 7.2022, trong khi MacBook Air M3 được ra mắt vào tháng 3.2024.Nắng nóng, giá dừa tươi tăng gấp đôi
Ông Nguyễn Thanh Điệp, Giám đốc Công ty thể thao và giải trí Sao Biển, Trưởng ban Tổ chức giải khẳng định giải đấu đã thành công vượt hơn mong đợi. Các trận bóng đều diễn ra sôi nổi, kịch tính, thu hút hàng ngàn lượt khán giả đến xem và cổ vũ.
Nóng: Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của 113 trường THPT công lập TP.HCM
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2024 của Google, Temasek và Bain & Company, thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam ghi nhận tổng giá trị giao dịch (GTV) ấn tượng, tăng từ 126 tỉ USD vào năm 2023 lên 149 tỉ USD vào năm 2024. Cùng với tăng trưởng của thanh toán số, hành vi thanh toán của người dùng cũng thay đổi, không chỉ đơn giản là chuyển dịch từ tiền mặt sang không tiền mặt, mà ngay trong phạm vi không tiền mặt, những hình thức thanh toán mới đang lan tỏa rộng rãi trong khi thanh toán điện tử truyền thống dần thu hẹp. Trong báo cáo thanh toán năm 2024, nền tảng thanh toán Payoo cũng ghi nhận những điểm thú vị về hoạt động thanh toán không tiền mặt, từ hình thức, phương thức thanh toán được ưa chuộng đến bức tranh tiêu dùng của người Việt trong năm qua.Năm 2024 chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong hành vi thanh toán của người tiêu dùng. Vượt trên các phương thức thanh toán khác, thanh toán QR và thanh toán công nghệ NFC đã trở thành những "người dẫn đường" trong hành trình số hóa của nền kinh tế.Thanh toán QR, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 8 - 10% mỗi tháng, nay không chỉ phổ biến khi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi hay thanh toán bữa ăn mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như điện máy, nội thất, trang sức và thậm chí cả đầu tư tài chính. Thống kê từ Payoo cho thấy một dữ liệu đáng chú ý, giá trị giao dịch trung bình của thanh toán QR đã tăng 20% so với năm 2023. Điều này phản ánh một sự thay đổi lớn: QR không còn bị xem là giải pháp thanh toán cho những giao dịch giá trị nhỏ mà đã được công nhận như một phương thức đáng tin cậy và linh hoạt trong những giao dịch có giá trị cao. Bên cạnh QR, 2024 còn là năm của thanh toán không tiếp xúc qua NFC. Trong khi thanh toán không chạm tăng trưởng khá ổn với mức tăng trung bình khoảng 6% mỗi tháng thì hình thức thanh toán truyền thống (quẹt/chèn chip) lại giảm 2 - 3% mỗi tháng. Đóng góp không nhỏ vào sự quen thuộc của hình thức thanh toán không tiếp xúc nhờ các chương trình khuyến mại của các ngân hàng, tổ chức thẻ, trong đó có chương trình của Napas, Mastercard và Payoo phối hợp triển khai tại hơn 6.000 cửa hàng thuộc gần 40 thương hiệu trên toàn quốc.Một điều thú vị là trong thanh toán không tiếp xúc, phương thức thanh toán tích hợp thẻ vào thiết bị di động của hãng Apple (gọi là Apple Pay) đang trở thành một xu hướng dẫn đầu. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trung bình trên 15% mỗi tháng, Apple Pay đang là một lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi ngày càng gia tăng. Trước xu hướng này, các ngân hàng đang đẩy mạnh chiến lược khai thác Apple Pay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Năm 2024, có sự chuyển dịch đáng kể về tỷ trọng thanh toán trên tổng các ngành nghề, địa phương, từ 60% trực tuyến - 40% thanh toán tại điểm (năm 2023) đến 65% trực tuyến - 35% thanh toán tại điểm trong năm nay. Với phương thức thanh toán tại điểm, bên cạnh Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương dẫn đầu về tăng trưởng thanh toán không tiền mặt, thì năm 2024 đã chứng kiến sự bứt phá đáng chú ý từ các tỉnh thành khác. Khi phân tách dữ liệu theo đơn vị hành chính, Payoo nhận thấy nhiều địa phương đã ghi nhận mức tăng trưởng giao dịch thanh toán điện tử trên 7% mỗi tháng, chẳng hạn như Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Kiên Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Sự phát triển này cho thấy hiệu quả của các chương trình chuyển đổi số thanh toán từ khối dịch vụ công đến khối tư nhân đang được các bộ ban ngành, chính quyền địa phương và các ngân hàng, trung gian thanh toán nỗ lực triển khai suốt thời gian qua.Năm 2024 là năm có khá nhiều thay đổi về các yêu cầu pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán không tiền mặt cũng như tăng cường bảo mật cho khách hàng. Các chính sách và quy định mới được ban hành không chỉ nhằm nâng cao tính bảo mật mà còn tạo sự thuận tiện tối đa cho người dân khi tham gia giao dịch tài chính. Những nỗ lực này là nền tảng quan trọng để thúc đẩy niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính số, đồng thời bảo vệ quyền lợi của họ trước những rủi ro ngày càng phức tạp từ tội phạm công nghệ. Cụ thể, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ ngày 1.7.2024, yêu cầu xác thực khuôn mặt với các giao dịch chuyển khoản vượt quá 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày. Quy định này không chỉ đảm bảo tính an toàn cho giao dịch mà còn giúp ngăn chặn các hành vi gian lận tài chính. Tiếp đó, Thông tư 50/2024/TT-NHNN do NHNN ban hành vào ngày 31.10.2024 quy định chi tiết về các cấp độ xác thực trong giao dịch trực tuyến. Với giao dịch có giá trị dưới 5 triệu đồng, người dùng chỉ cần xác thực mã PIN hoặc mã khóa bí mật. Tuy nhiên, với những giao dịch có tổng giá trị lớn hơn 5 triệu và không quá 100 triệu đồng, các phương thức xác thực mạnh hơn như OTP qua SMS, Soft OTP, hoặc xác thực hai kênh sẽ được áp dụng. Ngoài ra, Thông tư 40/2024/TT-NHNN yêu cầu các đơn vị trung gian thanh toán tuyên truyền khách hàng cập nhật thông tin căn cước công dân và xác thực sinh trắc học trước 1.1.2025. Quy định này hướng đến việc đảm bảo tính chính chủ của tài khoản ngân hàng và ví điện tử, đồng thời nâng cao khả năng phòng chống gian lận, bảo vệ tài sản của người dân.Payoo ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc không ngừng đổi mới và nhanh chóng đưa ra các chính sách phù hợp với bối cảnh thực tế. Sự nhạy bén này không chỉ giúp bảo vệ tài khoản ngân hàng và ví điện tử của người dân mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng một hệ sinh thái tài chính an toàn, minh bạch và bền vững.
Ngày 16.1, Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác báo chí, xuất bản năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Thông tin tại hội nghị, đại diện Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị cho biết trong năm 2024, toàn quân tổ chức tuyên truyền đậm nét kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, làm nổi bật tinh thần, trách nhiệm, đóng góp, hình ảnh cao đẹp của quân đội, của bộ đội Cụ Hồ trong ngày lễ trọng đại của đất nước. Tổ chức tuyên truyền bài bản, đồng bộ, đậm nét các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam…Tuyên truyền báo chí đã đạt hiệu ứng truyền thông rất cao, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước biểu dương; cán bộ, chiến sĩ, nhân dân ghi nhận, cộng đồng quốc tế đánh giá cao.Năm 2024, các cơ quan, đơn vị quân đội đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, phối hợp hiệu quả của các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương. Phóng viên chuyên trách quốc phòng, quân sự của nhiều cơ quan báo chí đã nỗ lực đồng hành cùng các cơ quan, đơn vị quân đội.Từ đó góp phần tuyên truyền, lan tỏa về lịch sử, truyền thống, uy tín, vị thế, hình ảnh cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ. Những bài báo, chương trình tuyên truyền đã góp phần thấm đậm tình cảm với quân đội, với bộ đội Cụ Hồ đã góp phần to lớn cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống…Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, trung tướng Trương Thiên Tô, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đề nghị cấp ủy các cấp tiếp tục làm tốt công tác lãnh đạo chỉ đạo quản lý nhà nước về công tác báo chí, xuất bản. Tích cực phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, đối ngoại quốc phòng…"Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc thế thì báo chí cũng phải bước vào kỷ nguyên mới này như thế nào? Phải suy nghĩ, tư duy để cùng với cả nước, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để đi vào kỷ nguyên mới…", trung tướng Tô nhấn mạnh.Tại hội nghị, Tổng cục Chính trị đã công bố quyết định về việc tặng thưởng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho 20 tập thể và 20 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, tiến hành công tác tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024.Đồng thời, công bố quyết định Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị về việc tặng thưởng bằng khen cho 20 tập thể và 20 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong tiến hành công tác tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024. Trong số các tập thể, cá nhân nhận bằng khen có Báo Thanh Niên và ông Mai Thanh Hải, phóng viên Báo Thanh Niên.
Hoàng Nguyên Thanh giành chiến thắng ở giải marathon Bình Phước - Trường Tươi Group
Thay vì để nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng nằm không, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (OSU, Mỹ) đã phát triển một phương pháp mới, biến chất thải này thành một loại pin không bao giờ cần sạc lại.Phương pháp của nhóm nghiên cứu dựa trên việc sử dụng tinh thể phát quang - một vật liệu có khả năng hấp thụ bức xạ gamma và phát ra ánh sáng. Khi kết hợp với các tế bào năng lượng mặt trời, hệ thống này có thể thu nhận ánh sáng phát ra và chuyển đổi nó thành điện năng. Khác với các loại pin thông thường, pin từ chất thải hạt nhân sẽ tiếp tục sản xuất điện miễn là vật liệu phóng xạ còn hoạt động, có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ.Hiện tại hệ thống này chỉ sản xuất được microwatt điện, nhưng ngay cả ở quy mô nhỏ, nó cũng có thể phục vụ cho các ứng dụng năng lượng thấp như cảm biến vi mô và thiết bị giám sát bức xạ. Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại chất phóng xạ: Cesium-137 (một sản phẩm phân hạch phổ biến) có thể tạo ra 288 nanowatt điện và Cobalt-60 (được sử dụng trong điều trị bức xạ y tế) tạo ra 1,5 microwatt.Mặc dù sản lượng hiện tại còn thấp, các nhà nghiên cứu tin rằng việc mở rộng công nghệ, chẳng hạn như sử dụng tinh thể phát quang lớn hơn, có thể nâng cao công suất lên mức watt... Khi đó, pin hạt nhân sẽ trở nên khả thi cho các ứng dụng lớn hơn.Một loại pin có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ mà không cần bảo trì sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt ở những khu vực khó khăn trong việc thay đổi nguồn điện. Những pin này có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh không gian xa hơn trong tương lai, nơi nguồn năng lượng lâu dài là rất quan trọng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng trong các thiết bị thăm dò dưới nước và trong những môi trường khắc nghiệt, nơi việc sạc lại pin là khó khăn.Khi năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng, việc tìm kiếm giải pháp tái sử dụng các sản phẩm phụ của nó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu công nghệ này được hoàn thiện, nó có thể cung cấp một phương pháp thực tiễn để tạo ra năng lượng sạch, bền vững, đồng thời giảm thiểu nhu cầu lưu trữ chất thải nguy hại.